Tụ điện là một linh kiện quan trọng trong số 5 linh kiện điện tử của thiết bị điện tử, là một thiết bị điện không thể thiếu trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều, hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tụ điện cũng như ứng dụng của nó là điều rất cần thiết
Cấu tạo của tụ điện:
Tụ điện được cấu tạo bởi hai bản cực kim loại đặt song song, có tính chất cách điện một chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.
Đặc điểm cơ bản
– Điện áp không thay đổi một cách độ ngột mà biến thiên theo thời gian, nên khi ta cắm tụ vào nguồn hay xả tụ thường gây ra tia lửa điện kèm theo tiếng nổ do hiện tượng dòng điện tăng vọt. Sinh công suất tức thời lớn.
– Không tổn hao năng lượng.
Phân loại
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tụ điện hoạt động như thế nào
Các loại tụ điện chính: Tụ giấy, tụ gốm và tụ hóa
Tụ giấy và tụ gốm: có hình dẹt, là các tụ không phận cực, có trị số nhỏ hơn 470NanoFara và các trị số được ký hiệu trên thân bằng 3 số (Ví dụ: 103J, 223K, 471J vvv)
Tụ hóa: có hình trụ, là tụ có phân cực âm dương, có trị số lớn hơn 0.47 MicroFara đến hàng nghìn MicroFara và trị số được ghi trực tiếp trên thân tụ
Tìm hiểu trị số điện áp ghi trên tụ:
Sau trị số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, biến điện áp ghi trên tụ chính là điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt qua giá trị này thì lớp cách điện sẽ bị đánh thủng , trong thực tế ta phải lắp tụ có trị số điện áp cao gấp khoảng 1,5 lần điện áp của mạch điện. sau đây là một số mạch điện và giá trị điện áp của tụ lọc tương ứng .
Điện áp của mạch Điện áp của tụ
+ 5V 10V
+ 12V 16V
+ 18V 25V
+ 24V 35V
+ 40V-70V 100V
+ 110V 160V
+ 180V 250V
+ 300V 400V
Với điện áp một chiều thì tụ hoàn toàn cách điện vì áp một chiều có tần số F = 0 Hz mà Dung kháng của tụ lại phụ thuộc vào tần số theo công thức Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C ) khi tần số F = 0 Hz thì dung kháng Zc = vô cùng, do đó tụ không dẫn điện một chiều.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét